Tôi ơi! của Nguyễn Văn Tiến Tìm về một thực tại tâm linh

Hành lang Bích Câu (Bích Câu Gallery Café) – Cung Văn hoá Lao động TP HCM – sau hai triển lãm liên tục Người ở biển của hoạ sĩ Lê Kiệt và Thời gian của Người II của hoạ sĩ Nguyễn Hưng Trinh đã trở thành một không gian nghệ thuật thu hút sự chú ý của nhiều người cả trong và ngoài “làng văn nghệ”. Dường như sự “trẻ trung” của 2 triển lãm vừa qua đã có ý nghĩa kích hoạt.

Thứ sau tuần này, ngày 6/7/2001, hành lang Bích Câu khai mạc một triển lãm mới, với hình thức biểu diễn (Performance Art) trên nền không gian sắp đặt (Installation) với tranh vẽ và nhiều thứ vật dụng khác của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tiến.

Biểu diễn hay sắp đặt (trong nghệ thuật tạo hình) ở VN, là mới. Sự thực trên thế giới, nó đã “hơi cũ” ra đời ở Châu âu từ những năm 1970 (chưa kể đến những tiền thân của nó bắt đầu từ nhóm Đađa có từ đầu thế kỷ 20). Cho đến ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, từ các nước Âu – Mỹ đến các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… nó đã được xem như một hình thức nghệ thuật “bình thường” – chẳng còn mấy người có phản ứng chối từ, phủ định hay nghi ngờ. Nó đã được xem là kết quả tất yếu của quá trình vận động phát triển nghệ thuật. Với hình thức biểu diễn hay sắp đặt người nghệ sĩ tạo hình có thể tỏ lộ được mạnh mẽ hơn, tức thì những điều sâu kín trong tâm tưởng. Đến với đại chúng, xâm nhập vào mọi không gian xã hội, khai thác mọi chất liệu tồn tại trong đời sống hàng ngày, nó thực sự là nghệ thuật của đại chúng. Bản thân sự tồn tại của nó là “phù du” (hết triển lãm, hiết biểu diễn là nócũng không còn) nhưng không phải vì thế mà nó phù phiếm, vô nghĩa. Nếu hiểu “tâm tình tác động nghệ thuật hoàn thành” thì sự tồn tại của nó có cơ sở…

Triển lãm của Nguyễn Văn Tiến lần này có tên gọi Tôi ơi! – tên gọi, tự nó đã biểu hiện ý thức nhìn lại “bản lai diện mục” của mình. Một ý thức, có lẽ, luôn luôn là cần thiết với mỗi người trên hành trình tự hoàn thiện nhân cách của mình. Tôi ơi! đầy vẻ thảng thốt của Nguyễn Văn Tiến, trong ý nghĩa đó, conf như một khơi gợi, cho mọi người.

Thực tế, Tôi ơi! chỉ nhắm đến nội dung phản ánh, thậm chí là tự phê phán, thì cũng sẽ chẳng có gì để nói. Đó là đề tài triết học có từ ngàn năm nay rồi. Nó đáng nói, bởi ý nghĩa của một thân chứgn – một sự bộc bạch cụ thể, và bởi cái lý tưởng thẩm mỹ tìm lại một thực tại tâm linh nơi chính bản thân mình. Cái thực tại còn có liên hệ với dòng sinh lực truyền thống nơi công cộng – bảo đảm cho mỗi người được tự do trong một mối đồng cảm chung, một ý thức trách nhiệm chung. Điều này, được biểu hiện qua phần biểu diễn của anh.

Triển lãm Tôi ơi! của Nguyễn Văn Tiến chắc chắn sẽ tạo nên nhiều phản ứng khác nhau. Nhưng xét đến tận cùng, nó cần thiết.

  Nguyên Hưng – b áo Th ể Thao & V ăn H óa