TIẾN VĂN MIẾU

HỌA SĨ NGUYỄN VĂN TIẾN

At Open Studio

Họa sĩ Nguyễn Văn Tiến, được biết đến nhiều hơn với biệt danh Tiến Văn Miếu. Biệt danh này ra đời từ sau sự kiện “Không gian nghệ thuật” Nguyễn Văn Tiến, thực hiện chung với Trần Anh Quân ở Văn Miếu, Hà Nội, năm 1997, mà sự phê phán bùng nổ ngay lúc ấy, cho đến nay, và có lẽ còn lâu về sau nữa, sẽ còn cần phải được tiếp tục đào xới, lý giải!
Nguyên Hưng Nhà phê bình nghệ thuật

Cú sốc của Tiến và Quân là một trong những tin mừng hiếm hoi từ quang cảnh nghệ thuật Việt Nam trong vòng mười năm qua, đồng thời bác bỏ lời tuyên bố của Nora Taylor rằng nghệ thuật Việt Nam từ bản chất là vô chính trị…
Patrick Raszelenberg – Nhà nghiên cứu người Đức.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Xem thêm

Ám ảnh lớn nhất trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Văn Tiến, biểu hiện từ triển lãm đầu tiên ở Văn Miếu (cùng với Trần Anh Quân) đến giờ, vẫn là ám ảnh về tự do của người nghệ sĩ, của con người nói chung. Với ám ảnh này, nghệ thuật của Tiến là sự hoà trộn hay giao động giữa các cảm xúc trữ tình thế sự với siêu hình. Không gian nghệ thuật của Tiến, bao giờ cũng là không gian xã hội. Chất liệu nghệ thuật của Tiến, bao giờ cũng là chính bản thân mình. Và, hình thức nghệ thuật của Tiến, bao giờ cũng là sự va đập giữa cá nhân Tiến với một sức mạnh tượng trưng nào đó... Tiến không ngần ngại va chạm. Kể cả những vấn đề nhiều người phải né tránh vì sự “nhạy cảm”.

Trong nghệ thuật, không chỉ có cái đẹp hình thể, mà còn có cái đẹp của tư tưởng, của sự thông minh, của lòng nhân ái, của trí tưởng tượng bay bổng và của sự dũng cảm v.v.

Và chúng ta cũng đừng quên, ngay cả những tác phẩm cổ điển cũng đã không ngừng tái sinh trong những cách nhìn khác nhau ở những thời đại khác nhau…

Thực tế, hậu quả của niềm tin vững chắc vào một quan niệm về nghệ thuật và về cái đẹp như đang có, không chỉ cản trở sự ra đời của cái mới, mà còn cản trở sự phát triển của tư duy.

Tất cả những cố gắng của chúng ta trong việc sử dụng và thể nghiệm các hình thức nghệ thuật đương đại hiện nay, xét đến cùng, chính là để thúc đẩy cho sự đổi mới và phát triển của tư duy. Đó là nền tảng đổi thay chất lượng sống và phát triển xã hội.

Điều cần thiết nhất đối với chúng ta lúc này, là cách nhìn cởi mở và thái độ nhân văn trong hành động dấn thân.

Nguyên Hưng – http://www.tienve.org